Thịt chó Phú Thọ có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà có một không hai của nó.
Thịt chó Phú Thọ, thoạt đầu mới nghe nhiều người nghĩ rằng sao lại có thể là đặc sản riêng của một vùng nào đó. Tuy nhiên, khi được một lần thưởng thức bạn sẽ thấy nó xứng đáng với cái tên “Đặc sản Phú Thọ”
Nguyên liệu chế biến sẽ quyết định phần lớn thành công của món ăn, không sử dụng những loại chó nuôi tăng trọng là đặc điểm quan trọng của thịt chó Phú Thọ. Đặc biệt chó nuôi gầm nhà sàn của các vùng dân tộc miền núi thường được trưng dụng và được thực khách sành ăn rất ưa chuộng.
Khâu chế biến với bí quyết “gia truyền” tại Phú Thọ làm cho món ăn có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà có một không hai của nó.
Thịt chó Phú Thọ mềm, thơm, không sẫm màu như một số vùng khác. Đặc biệt những món như dồi, món nướng không bị khô. Món chân chó tẩm hấp lại mang đến một dư vị đậm đà khó tả với màu vàng ngậy và độ mềm, thơm vừa tới. Món xương hầm đu đủ mang đến một cảm nhận khác về sản vật vùng trung du miền núi….
Người Phú Thọ rất tự hào về thú ẩm thực dân dã này của đất tổ và chắc chắn khi đặt chân đến Phú Thọ bạn sẽ được những tấm lòng hiếu khách khoản đãi món ngon này.
Theo như Đông y thì thịt chó vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương, yên ngũ tạng. Cẩu thận vị mặn, tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương, ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mềm yếu … cho nên mỗi lần đi ăn thịt chó là anh em ta ăn hộ cho …chị em ở nhà.
Tuy nhiên, có điều lưu ý khi các bạn thưởng thức thịt chó, đó là sau khi ăn thịt chó không được uống nước chè xanh vì như vậy sẽ khiến bạn bị đầy bụng và rất khó tiêu nhé.
Những món thịt chó thường được chế biến
Thịt chó thường được chế biến thành các món: thịt luộc (biến thể là hấp hoặc phay); dồi nướng; lòng hấp; thịt nướng (biến thể là quay, chả chìa); nhựa mận (biến thể là xào lăn); xáo măng (biến thể là lẩu). Các gia vị chính để chế biến món thịt chó là: xả, riềng, mẻ, mắm tôm. Các đồ ăn và rau thơm đi kèm: bánh đa, húng chó, hành sống, mơ tam thể, củ sả, v.v.
Thịt chó nuớng (còn goị là chả chó):Thịt nuớng thái mỏng, có mỡ có nạc độ 2, 3 đốt ngón tay, ăn nóng ăn kèm với giềng thái thật mỏng, lá mơ, mắm tôm.
Thịt luộc (biến thể là hấp): Đỏ tuơi, bì vàng, màu da đồng, thịt ngầy ngậy béo béo thơm ngọt. Thịt nạc bao quanh miêng da mỏng đều. Thịt chó luộc phải ăn với húng chó (húng giổi) cùng vài lát riềng. Thịt chó vốn nóng, húng vừa thơm vừa điều chỉnh vị thịt chó làm cho dịu lại. Có khi dùng cả củ sả, lá mơ tam thể cho thêm phần long trọng.
Rựa mận (biến thể là xào lăn): Màu hoa sim, nấu với củ chuối xanh thái hình con bài, nuớc phải quánh mới ngon, gia vị gồm có mắm tôm riếng mẻ, them hành, muối uớp vào thịt bóp cho kỹ, để khoảng 1 tiếng, rồi mới lấy ra ninh nhừ, không cho thêm nuớc, nêm thêm bằng tiết chó. Xúc với bánh đa, ăn kèm thêm bún.
…
Comments 1