ThixaPhuTho.net
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
ThixaPhuTho.net
Không tìm thấy
Xem tất cả
Trang chủ Nhật ký

Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

Thị xã Phú Thọ by Thị xã Phú Thọ
09/07/2024
Chuyên mục: Nhật ký
Chia sẻ

Tôi học cùng trường cấp 3 Hùng Vương (nay là trường THPT Hùng Vương, thị xã Phú Thọ) với nhà thơ Phạm Tiến Duật (sinh năm 1941), cùng là bộ đội Trường Sơn thời chống Mỹ, song trước năm 1975 tôi ít gặp anh. Anh Duật hơn tôi 6 tuổi, học cấp 3 (khoá 1958-1961) trước tôi 4 năm.

Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội năm 1964, nhà thơ đã xung phong lên đường nhập ngũ, trở thành người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phục vụ trong quân đội 14 năm thì có 8 năm chiến đấu ở Trường Sơn, nơi Phạm Tiến Duật “không chỉ trở thành một nhà thơ lớn mà còn là một chiến sĩ xuất sắc luôn có mặt ở những nơi bom đạn ác liệt nhất”.

Phạm Tiến Duật - nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại
Phạm Tiến Duật – nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại

Trước khi vào Trường Sơn, anh Duật là giáo viên văn hóa Trung đoàn ôtô 225, Tổng cục Hậu cần. Năm 1965, “Trung đoàn ôtô 225 được chỉ đạo xây dựng thành hai tiểu đoàn xe, một vào binh trạm 10, một vào binh trạm 12 hoạt động trên địa bàn Quảng Bình, theo đường 12 lên Cổng Trời sang Lào”(1). Lúc này Quảng Bình, Vĩnh Linh và nhiều trọng điểm trên địa bàn hoạt động của Binh trạm 12 ở Trường Sơn đang bị máy bay Mỹ đánh bom, rải thảm dữ dội. Trung đoàn cần một số cán bộ chính trị, hậu cần về công tác ở binh trạm 12, anh Phạm Tiến Duật là người đầu tiên của trung đoàn đã xung phong đi binh trạm.

“Vào Binh trạm 12, hoạt động trong đội Văn hóa lưu động làm nhiệm vụ phổ biến chủ trương chính sách, động viên chiến đấu bằng hình thức văn nghệ”(2), anh Duật đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cán bộ – chiến sĩ binh trạm, các đơn vị xe, công binh, thanh niên xung phong… tin yêu mến phục. Thời kỳ ở Binh trạm 12 và sau này ở Binh trạm 34, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã sáng tác được nhiều bài thơ hay. Chùm thơ bốn bài: “Nhớ”, “Lửa đèn”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Gửi em, cô thanh niên xung phong” của anh đạt giải Nhất cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ tổ chức năm 1969-1970 đã được sáng tác trong thời kỳ này.

Tôi vào chiến trường từ tháng 1/1966. Ở Trường Sơn, nhiều năm tôi ở đơn vị Cảnh vệ, Bộ Tham mưu, Đoàn 559. Đầu năm 1967, Trung tá Đoàn Lược, Trưởng ban quân lực của Đoàn (sau này là Đại tá, Tham mưu phó Đoàn 559) có chuyến đi công tác, thăm một số binh trạm và một số đơn vị công binh của Đoàn. Chuyến đi công tác này tôi được cử đi cùng. Trung tá Đoàn Lược quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Thủ trưởng Lược người cao to, trông dữ tướng nhưng lại rất hiền, luôn gần gũi quan tâm đến cán bộ, chiến sĩ các đơn vị. Trên đường công tác, Thủ trưởng Đoàn Lược và tôi đã gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ giữa chiến trường thật cảm động vì cả ba người đều quê ở Phú Thọ, tôi lại học cùng trường cấp 3 với anh Duật. Ở chiến trường, tình đồng hương là tình cảm sâu nặng nghĩa tình. Tôi đưa anh Duật xem 3 bài thơ tôi mới sáng tác (“Bài ca Cảnh vệ”, “Thơ viết trước giờ ra trận”, “Ấm áp bản Lào”), anh đọc kỹ và góp nhiều ý kiến sâu sắc. Bài thơ “Bài ca Cảnh vệ” sau đó được in trong tập “Hoa thắm Trường Sơn” do Cục Chính trị, Đoàn 559 xuất bản năm 1967. Bài thơ “Ấm áp bản Lào” được đăng trên Báo Quân đội nhân dân.

Kết thúc chiến tranh, từ tháng 9/1976 tôi về dạy môn Ngữ văn Trường cấp 3 Hùng Vương. Năm 1980, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập trường Hùng Vương, tôi được nhà trường cử đi Hà Nội mời anh Duật về nói chuyện với giáo viên và học sinh toàn trường. Sau đó các năm 1985, 1990, 1996, 2004 tôi đều được cử đi Hà Nội mời và đón anh Duật về trường.

Đúng ngày kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Trường THPT Hùng Vương (1/12/1945-1/12/1985), anh đăng trên Báo Nhân dân bài thơ “Giếng trường”, gửi gắm những tình cảm sâu nặng của mình đối với nhà trường. Anh đã gửi tặng hai tờ Báo Nhân dân có đăng bài thơ này (1 tờ tặng trường, 1 tờ tặng tôi). Năm 1983, xuất bản tập thơ “Vầng trăng và những quầng lửa” anh cũng gửi tặng nhà trường và tặng tôi tập sách quý này. Trong những lần gặp gỡ, tôi và anh Duật thường ôn lại những kỷ niệm ở Trường Sơn, trao đổi về thơ văn, về thế thái nhân tình.

Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật
Nhà thơ Phạm Tiến Duật và tác giả bài viết về dự lễ Trường THPT Hùng Vương – thị xã Phú Thọ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (1/12/2004)

Nhà thơ Phạm Tiến Duật và nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh cùng học một khóa trường cấp 3 Hùng Vương, cùng quê Phú Thọ, cùng học Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội (khóa 1961-1964), cùng nhập ngũ năm 1964, cùng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến ngày đại thắng. Ngày 2/12/2006 anh Ảnh qua đời. Họa sĩ Đỗ Ngọc Dũng – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Thọ và tôi gọi điện báo cho anh Duật biết tin. Anh xúc động, đau buồn trước tin anh Ảnh mất. Những ngày này ở Hà Nội và Phú Thọ trời mưa, rét đậm. Là Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, xe con của cơ quan bận đi công tác, anh Duật đã một mình một xe máy đi trên 100 cây số từ Hà Nội về Vân Phú, Việt Trì để kịp về viếng bạn. Khi đến Việt Trì, mặt anh tím tái vì lạnh buốt.

Ngày 4/12/2007 nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đi vào cõi vĩnh hằng. Nghe tin anh mất, cán bộ – chiến sĩ bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong Trường Sơn, các văn nghệ sĩ, các thế hệ giáo viên – học sinh Trường THPT Hùng Vương … rất đau buồn. Lễ tang nhà thơ Phạm Tiến Duật đã được tổ chức trọng thể, xúc động sáng 11/12/2007 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng. Trên 1.000 người (trong đó có các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Hội Nhà văn Việt Nam, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sơn toàn quốc (nay là Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam), lãnh đạo thành phố Hà Nội – tỉnh Phú Thọ, Hội VHNT tỉnh Phú Thọ, Trường THPT Hùng Vương…) đã đến viếng và dự lễ truy điệu nhà thơ.

Dự lễ viếng và truy điệu, tôi xúc động sáng tác bài thơ “Anh Duật ơi!” viết về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Phạm Tiến Duật, trong bài thơ có đoạn:

Cả đời ít nghĩ đến mình
Say mê cái đẹp, lợi – danh chẳng màng
… Anh đi về cõi vĩnh hằng
Đường xa “Quầng lửa – vầng trăng” rạng ngời

Lễ an táng nhà thơ được tổ chức cùng ngày tại nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. Kết thúc lễ tang, một điều đặc biệt xưa nay chưa từng có đã có ở lễ tang này. Để tưởng nhớ nhà thơ Phạm Tiến Duật – người con ưu tú của đất Tổ vua Hùng, một nhà thơ quân đội mà tên tuổi gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại, “một nhà thơ lớn, xuất sắc của nền thơ ca chống Mỹ cứu nước”, khi kết thúc lễ an táng, nhiều người đã nghẹn ngào xúc động hát vang bài hát “Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây” (Nhạc: Hoàng Hiệp, Thơ: Phạm Tiến Duật).

“Lửa đèn” và “Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây” – hai bài thơ được xếp trong những bài thơ hay nhất của văn học Việt Nam thế kỷ XX, với các tác phẩm mãi đi cùng năm tháng: “Vầng trăng quầng lửa” (tập thơ, 1970), “Thơ một chặng đường” (tập thơ, 1971), “Ở hai đầu núi” (tập thơ, 1981), “Vầng trăng và những quầng lửa” (tập thơ, 1983), “Nhóm lửa” (tập thơ, 1996), “Tiếng bom và tiếng chuông chùa” (trường ca, 2000), “Vừa làm vừa nghĩ” (tiểu luận, 2003), “Tuyển tập Phạm Tiến Duật” (thơ và trường ca, 2007), Phạm Tiến Duật Toàn tập (NXB Hội Nhà văn, 2009) v.v… Nhà thơ Phạm Tiến Duật được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào tháng 5/2012.

—————

(1), (2) Nguồn: “Phạm Tiến Duật – thuở ban đầu”, ghi chép của Đại tá – nhà văn Nguyễn Việt Phương, nguyên Chính ủy binh trạm 12, Đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn.

Đoàn Hải Hưng

5/5 - (1 bình chọn)
Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ hơn 120 năm tuổi, bình yên và cổ kính bên dòng sông Thao

Bạn đọc quan tâm

Rạp chiếu bóng thị xã Phú Thọ
Nhật ký

Quê hương trong tim tôi, thị xã Phú Thọ, thị xã cổ kính 122 năm tuổi

25/04/2025

Có những nơi đi qua trong đời rồi sẽ thành dĩ vãng, nhưng có những vùng đất dù đổi tên,...

Đọc thêmDetails
Món xôi cọ dẻo thơm, béo ngậy gợi niềm thương nhớ trung du
Ẩm thực Phú Thọ

Món Xôi Cọ gợi thương nhớ miền trung du

20/01/2022

Chiều đông se sắt lạnh, thấy bà cụ trong làng đi ngang qua, tay đeo túi quả cọ đi bán...

Đọc thêmDetails
Cầu Trắng - Thị xã Phú Thọ năm 1975
Ký ức xưa

Cầu Trắng – Thị xã Phú Thọ – Chiếc Cầu nối hai đầu thế kỷ

01/12/2021

CẦU TRẮNG (Viết tặng những người đồng hương đang sinh sống muôn phương nhớ Quê hương trong những ngày dịch...

Đọc thêmDetails
Về đất Tổ đắm mình trong truyền thuyết Rồng Tiên
Nhật ký

Về đất Tổ đắm mình trong truyền thuyết Rồng Tiên

21/02/2019

Là người Việt, đặc biệt là dân ở đất mới phương Nam, ai cũng mong một lần về đất Tổ...

Đọc thêmDetails
Trường THCS Sa Đéc, thị xã Phú Thọ
Nhật ký

Viết về trường cấp 2 Sa Đéc

08/12/2018

"... Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi..." Thơ Giang...

Đọc thêmDetails
Tải thêm
Bài viết mới
Nhà xe Thủy Chính - thị xã Phú Thọ

Nhà xe Thủy Chính - Dịch vụ vận tải và du lịch chuyên nghiệp tại thị xã Phú Thọ

Trung tâm tổ chức Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

Top 5 Trung tâm tổ chức Hội nghị, Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ
Quán ăn ngon

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ

29/04/2025

Nằm giữa lòng thị xã Phú Thọ – vùng đất giàu truyền thống văn hóa của Đất Tổ Hùng Vương...

Đọc thêmDetails
Rạp chiếu bóng thị xã Phú Thọ

Quê hương trong tim tôi, thị xã Phú Thọ, thị xã cổ kính 122 năm tuổi

25/04/2025
Phòng khám chuyên khoa nhi bác sĩ Loan

Phòng khám uy tín tại thị xã Phú Thọ – Danh bạ địa chỉ hữu ích cho mọi nhà

06/01/2025 - Cập nhật 20/02/2025
Trung tâm tổ chức Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

Top 5 Trung tâm tổ chức Hội nghị, Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

31/12/2024 - Cập nhật 16/01/2025
Nhà xe Thủy Chính - thị xã Phú Thọ

Nhà xe Thủy Chính – Dịch vụ vận tải và du lịch chuyên nghiệp tại thị xã Phú Thọ

07/08/2024 - Cập nhật 26/08/2024
Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

09/07/2024
Review Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

01/06/2024 - Cập nhật 02/06/2024
Cây đa lịch sử làng Mè, Phú Thọ

Thị xã 120 tuổi lâu đời nhất Việt Nam, được coi là ‘phố cổ’ của vùng Đất Tổ

09/05/2024
Thị xã Phú Thọ - Thị xã lâu đời nhất Việt Nam

Thị xã lâu đời nhất Việt Nam sẽ lên thành phố sau vài năm nữa

07/05/2024 - Cập nhật 09/05/2024
Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

12/04/2024 - Cập nhật 25/04/2024
  • Danh bạ
  • Phòng khám
  • Đời sống
  • Nhật ký
  • Ký sự
  • Sống khỏe
  • Dự báo thời tiết
  • Liên hệ
DMCA.com Protection Status

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ