ThixaPhuTho.net
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
ThixaPhuTho.net
Không tìm thấy
Xem tất cả
Trang chủ Góc Phú Thọ Văn hóa

Giếng đôi Chiềng Luông – Truyền kỳ giếng đôi ngàn năm không bao giờ cạn nước ở Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ by Thị xã Phú Thọ
13/12/2021
Chuyên mục: Văn hóa
Chia sẻ

Một ngày nắng đẹp, chúng tôi vượt qua nhiều con dốc ngoằn ngoèo, qua nhiều đồi chè uốn lượn, đến với xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ địa phương còn lưu giữ nhiều di tích, văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường. Trong số này phải kể đến Giếng đôi ở Chiềng Luông, di tích điển hình cho tình mẫu tử thiêng liêng, sau này đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Nội dung chính

Toggle
  • Truyền kỳ giếng đôi ngàn năm không bao giờ cạn nước
  • Giếng đôi cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Chiềng Luông
  • Nét đẹp văn hóa trong câu chuyện giếng đôi Chiềng Luông

Truyền kỳ giếng đôi ngàn năm không bao giờ cạn nước

“Giếng đôi tình nghĩa mẹ con
Qua bao năm tháng vẫn còn đến nay
Nước trong mùa cạn vẫn đầy
Trong veo mát ngọt nhiều người khó quên”

Chuyện kể rằng xưa kia có hai mẹ con đi tìm đất để mưu sinh. Khi đi qua vùng này vào một buổi trưa hè nóng bức, khát nước mà nhìn xung quanh không đâu có nước. Hai mẹ con bèn xuống khu đầm lầy. Người mẹ dùng tay bới đất bùn thành vũng mong có chút nước trong để uống qua cơn khát. Người con nhỏ thương mẹ cũng bới bùn tìm nước.

Thật bất ngờ, chỉ sau mấy cái vục tay, hai dòng nước mát ngọt ngào phun lên, hai mẹ con thỏa thích uống. Lạ kỳ thay sau khi uống nước, hai mẹ con thấy trong mình khoan khoái, căn bệnh bướu cổ của người mẹ tự nhiên biến mất như có phép màu kỳ lạ. Hai mẹ con quyết định dừng lại xứ này để được hưởng nguồn nước thiêng.

Sau này, dân cư Chiềng Luông ngày càng đông đúc. Tiếng lành đồn xa, nhiều người Dao, Mông từ những vùng đất xa xôi cũng tìm về nơi đây để được uống nước thiêng và chữa bệnh.

Giếng đôi Chiềng Luông - Truyền kỳ giếng đôi ngàn năm không bao giờ cạn nước ở Phú Thọ
Giếng đôi Chiềng Luông – xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Để bảo vệ dòng nước thiêng, người dân nơi đây luôn chủ động đắp bờ, kè giếng. Vì vậy dù có từ lâu đời nhưng đến nay, giếng đôi ở Chiềng Luông vẫn là hai nguồn nước mát, điểm đến linh thiêng của xứ Mường, là “linh hồn” của làng mà ai đi xa cũng phải nhớ đến.

Bà Hà Thị Liên, 72 tuổi, người dân tộc Mường, khi được hỏi về câu chuyện xung quanh Giếng đôi Chiềng Luông, đôi mắt ánh lên niềm vui, niềm tự hào: “Chúng tôi được ông bà, bố mẹ kể lại rằng giếng đôi đã có từ rất lâu. Dù xung quanh đồng ruộng có bị khô hạn thì nước ở giếng quanh năm vẫn đầy ăm ắp. Người dân Chiềng Luông đi làm đồng về trong người có mệt mỏi như thế nào chỉ cần uống nước ở giếng đôi trong người sẽ trở nên tỉnh táo, khỏe khoắn”.

Giếng đôi cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Chiềng Luông

Từ đó đến nay, giếng đôi không chỉ là nơi cung cấp nước sinh hoạt mà còn trở thành nơi trò chuyện, chia sẻ buồn vui của những người dân. Mỗi sáng sớm tinh mơ, người dân trong làng mang can, thùng đến đây gánh nước về dùng; những lúc như vậy họ tranh thủ nói với nhau chuyện mùa màng, chuyện gia đình hay chuyện học hành của lũ trẻ…

Những câu chuyện không đầu, không cuối đó trở thành chất keo kết dính những người dân nơi đây với nhau, tạo nên một cộng đồng gắn kết. Đêm giao thừa, người dân trong làng đến giếng lấy nước mang về cúng báo tổ tiên thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và cầu mong năm mới đủ đầy, sức khỏe dồi dào, mùa màng bội thu.

Giếng đôi là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Chiềng Luông.
Giếng đôi là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Chiềng Luông.

Để tưởng nhớ công ơn hai mẹ con đã tìm thấy nguồn nước thiêng, chính quyền địa phương và người dân đã lập miếu thờ, hương khói vào ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng và những ngày lễ, tết lớn trong năm.

Nét đẹp văn hóa trong câu chuyện giếng đôi Chiềng Luông

Câu chuyện về giếng đôi ở Chiềng Luông tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng cách người dân nơi đây trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa mà cha ông để lại thật đáng quý.

Lấy nước đầu Xuân - nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc ở xã Văn Luông
Lấy nước đầu Xuân – nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc ở xã Văn Luông

Đặc biệt hơn, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng người Chiềng Luông vẫn luôn nỗ lực xây dựng, đời sống văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Xây dựng các thiết chế, phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tích cực giữ gìn nét đẹp truyền thống, đặc sắc của quê hương…, thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng và trách nhiệm của mỗi người dân với quá khứ, hiện tại và thế hệ mai sau.

Ông Tân Khải Hồng, Chủ tịch UBND xã Văn Luông cho biết: “Người dân Chiềng Luông luôn có ý thức trách nhiệm gìn giữ các giá trị văn hóa quý báu mà ông cha để lại. Để bảo vệ dòng nước thiêng, người dân nơi đây chủ động đắp bờ, kè giếng. Vì vậy dù có từ lâu đời nhưng đến nay, giếng đôi ở Chiềng Luông vẫn là hai nguồn nước mát, điểm đến linh thiêng của xứ Mường, được coi là “hồn” của làng“.

Với tấm lòng, sự trân trọng đó, giếng đôi Chiềng Luông sẽ tồn tại mãi với thời gian và trong lòng mỗi người dân nơi đây.

Theo Lệ Oanh – Vĩnh Hà / Báo Phú Thọ.

1/5 - (1 bình chọn)
Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ hơn 120 năm tuổi, bình yên và cổ kính bên dòng sông Thao

Bạn đọc quan tâm

Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ ngày “Tiên thăng”
Văn hóa

Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ ngày “Tiên thăng”

28/01/2022

Sáng 27/1/2022 (tức 25 tháng chạp năm Tân Sửu), tại Đền mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lương, huyện Hạ...

Đọc thêmDetails
Sự tích Đền Hùng Phú Thọ với 18 đời vua Hùng Vương
Văn hóa

Sự tích Đền Hùng Phú Thọ trải qua 18 đời vua Hùng Vương trị vì hơn 2600 năm

16/12/2021 - Cập nhật 19/12/2021

Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, dân tộc ta lại một lòng hướng về lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Tuy...

Đọc thêmDetails
Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ​ cần được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Văn hóa

Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ​ cần được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

13/12/2021

Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ gắn liền với sự tri ân công đức người Mẹ của muôn dân, đó...

Đọc thêmDetails
Lễ hội đền Trù Mật - Thị xã Phú Thọ
Văn hóa

Lễ hội đền Trù Mật – Thị xã Phú Thọ

20/11/2021

Đền Trù Mật thuộc xã Văn Lung - thị xã Phú Thọ. Thị xã Phú Thọ là đất trung du...

Đọc thêmDetails
Trong nền văn hóa dân gian Đất Tổ (Nguyễn Hữu Nhàn)
Văn hóa

Trong nền văn hóa dân gian Đất Tổ (Nguyễn Hữu Nhàn)

20/11/2014 - Cập nhật 20/11/2021

Việt - Mường và Tày - Thái là hai nhóm chính của người Việt cổ cư trú ở Đất Tổ...

Đọc thêmDetails
Tải thêm
Bài viết mới
Nữ sinh Vương Khánh Ly quê Phú Thọ

Nữ sinh Phú Thọ ước mơ trở thành một phần của tổ chức Unicef Việt Nam

Em Hoàng Đức Mạnh - học sinh lớp 5A1 Trường Tiểu học Sông Thao nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Sông Thao nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Bài viết mới

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ
Quán ăn ngon

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ

29/04/2025

Nằm giữa lòng thị xã Phú Thọ – vùng đất giàu truyền thống văn hóa của Đất Tổ Hùng Vương...

Đọc thêmDetails
Rạp chiếu bóng thị xã Phú Thọ

Quê hương trong tim tôi, thị xã Phú Thọ, thị xã cổ kính 122 năm tuổi

25/04/2025
Phòng khám chuyên khoa nhi bác sĩ Loan

Phòng khám uy tín tại thị xã Phú Thọ – Danh bạ địa chỉ hữu ích cho mọi nhà

06/01/2025 - Cập nhật 20/02/2025
Trung tâm tổ chức Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

Top 5 Trung tâm tổ chức Hội nghị, Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

31/12/2024 - Cập nhật 16/01/2025
Nhà xe Thủy Chính - thị xã Phú Thọ

Nhà xe Thủy Chính – Dịch vụ vận tải và du lịch chuyên nghiệp tại thị xã Phú Thọ

07/08/2024 - Cập nhật 26/08/2024
Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

09/07/2024
Review Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

01/06/2024 - Cập nhật 02/06/2024
Cây đa lịch sử làng Mè, Phú Thọ

Thị xã 120 tuổi lâu đời nhất Việt Nam, được coi là ‘phố cổ’ của vùng Đất Tổ

09/05/2024
Thị xã Phú Thọ - Thị xã lâu đời nhất Việt Nam

Thị xã lâu đời nhất Việt Nam sẽ lên thành phố sau vài năm nữa

07/05/2024 - Cập nhật 09/05/2024
Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

12/04/2024 - Cập nhật 25/04/2024
  • Danh bạ
  • Phòng khám
  • Đời sống
  • Nhật ký
  • Ký sự
  • Sống khỏe
  • Dự báo thời tiết
  • Liên hệ
DMCA.com Protection Status

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ