ThixaPhuTho.net
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
ThixaPhuTho.net
Không tìm thấy
Xem tất cả
Trang chủ Tin tức

Chuyện không phải ai cũng biết tại “làng ế vợ” ở Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ by Thị xã Phú Thọ
09/12/2019
Chuyên mục: Tin tức
Chia sẻ

Trung Sơn được biết đến là xã vùng cao cách trung tâm huyện miền núi Yên Lập đến vài chục km; địa bàn xã kéo dài hơn 12km, đường giao thông nông thôn khó khăn, phần lớn chưa được bê tông hóa lại tập trung nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều… Cách đây vài năm, nơi đây còn được mệnh danh là “làng ế vợ”…

Để tìm hiểu thực hư về “làng ế vợ”, chúng tôi vượt qua cung đường đèo đến với Trung Sơn. Hiện nơi đây không khác gì một công trường xây dựng, tiếng máy trộn bê tông ầm ì, xe chở đất hoạt động hết công suất, tiếng búa đập đá chan chát ngày đêm…hòa cùng tiếng lòng phấn khởi của người dân địa phương khi tận mắt chứng kiến công trình hồ sinh thái ngòi Giành đang được khẩn trương thi công, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều đổi thay, cơ hội phát triển cho xã miền núi còn đặc biệt khó khăn này.

Ông Phùng Xuân Liên – Phó Chủ tịch UBND xã Trung Sơn giãi bày: “Trung Sơn có 15 xóm, với 1.300 hộ. Xã có 3 dân tộc sinh sống gồm người Mường, Mông và Dao. Cứ theo cái lệ của bà con dân tộc nơi đây “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” thì chẳng có gì đáng ngại. Tuy nhiên, thời gian trước, tình trạng “khan” nữ giới khiến bao gia đình nơi đây lo lắng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên do mất cân bằng giới tính khi sinh của những giai đoạn trước làm cho số lượng nam, nữ chênh lệch lớn.

Một phần khác do con gái lớn lên, học hết THCS, THPT đi làm ăn xa rồi lấy chồng, sinh con, không trở về quê hương; cũng có những người đàn ông lấy vợ nơi khác về, thế nhưng chỉ được một thời gian những người phụ nữ ấy bỏ đi do không chịu được điều kiện sống vất vả ở quê chồng…Thực trạng tỷ lệ nam thanh niên đến tuổi, qua tuổi mà chưa “dựng được vợ” khá nhiều, nên nơi đây gọi là “làng ế vợ””.

Trước thực trạng đó, thời gian qua, UBND xã Trung Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế mất cân bằng giới tính. Công tác tuyên truyền không lựa chọn giới tính khi sinh được triển khai triệt để song song với việc giáo dục, vận động người dân dần dần đẩy lùi quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Nhờ đó tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã được kiểm soát, hạn chế.

Tuy nhiên mất cân bằng giới tính cơ học vẫn còn cao do con gái, phụ nữ đi làm ăn xa nhiều và phần lớn không quay trở về quê hương mặc dù chính quyền xã đã áp dụng nhiều biện pháp tạo điều kiện khuyến khích người dân làm kinh tế tại địa phương, vươn lên thoát nghèo từ chính mảnh đất quê hương bằng việc phát triển kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh cây lâm nghiệp lợi thế như: Quế, trẩu, mỡ… kết hợp với mô hình chăn nuôi…

Phát triển kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là cây quế đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Trung Sơn.

Thanh niên trưởng thành muốn tìm kiếm công việc, cơ hội để phát triển nhằm mang lại thu nhập, ổn định cuộc sống bản thân và phụ giúp gia đình là hoàn toàn chính đáng.

Ở Trung Sơn khá nhiều thanh niên rời quê hương mang theo giấc mộng đổi đời nơi phố thị hào hoa mà chấp nhận ly hương, xa gia đình. Trong số đó có cả nam và nữ, thế nhưng thường chỉ có đàn ông là sẽ quay về sau một thời gian vật lộn kiếm sống, còn những cô gái đa phần bằng cách này hay cách khác sẽ ở lại, không quay trở về quê nhà.

Cách trung tâm xã 7,5km, đường vào khu Đồng Măng gập ghềnh nhiều dốc đá. Để vào được đến nơi không biết bao nhiêu lần chúng tôi phải thót tim. Những con dốc dựng đứng, đầy rẫy những viên đá hộc to, khi đi xuống người cầm lái căng chân đạp phanh thật sâu, khi đi lên ngút tầm mắt không thấy đỉnh… Chúng tôi đến nhà trưởng khu Phùng Xuân Doanh khi đã sang trưa vào đúng thời điểm các bậc phụ huynh, chủ yếu là đàn ông đi đón trẻ.

Ông Doanh cho hay: “Ở đây đường xá đi lại khó khăn nên đàn ông đưa đón con đi học, vả lại phụ nữ đi làm ăn xa nhiều, công việc hàng ngày như thế này chủ yếu cánh đàn ông ở nhà đảm nhận thôi. Khu Đồng Măng có 62 hộ với gần 240 nhân khẩu, trong đó có khoảng 20 người đi làm ăn xa. Có những người phụ nữ đi làm ăn xa, biết vun vén cho gia đình đã gửi tiền về xây dựng nhà cửa, nuôi con học hành như hộ bà Triệu Thị Bình”.

Không thể phủ nhận việc đi làm ăn xa của người dân Trung Sơn vừa mang lại thu nhập ổn định cuộc sống vừa mở ra cơ hội phát triển, giao lưu với xã hội bên ngoài nhưng cũng mang đến nhiều hệ lụy.

Phó Chủ tịch UBND xã Phùng Xuân Liên khẳng định thêm: “Do điều kiện sống khó khăn lâu ngày nên khi kiếm được đồng tiền họ không biết quản lý, tiêu xài cho bản thân phần lớn mà không phụ giúp được nhiều cho gia đình.

Nhiều năm nay biết bao lớp thanh niên rời quê hương đi làm ăn xa nhưng chưa có trường hợp nào dành dụm được lưng vốn quay về phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ thế, nhiều chị em đã dứt áo, không quay về, bỏ bê chồng con, tìm kiếm hạnh phúc ở phương trời mới hay trở về quê nhà khi mắc các tệ nạn xã hội…Con cái ở nhà thiếu tình thương, bàn tay chăm sóc, dạy dỗ của mẹ nên chán nản bỏ học, ra đời sớm… trở thành vòng luẩn quẩn không tìm thấy lối ra…

Thời gian tới để người dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống, chúng tôi đẩy mạnh giải pháp tập trung hỗ trợ thông qua nguồn vốn, nguồn lực, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững để nhân dân phát triển kinh tế lâm nghiệp; thông qua các tổ chức đoàn thể tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân đặc biệt là phụ nữ và thanh niên chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nói không với những tệ nạn xã hội.

Đặc biệt, tín hiệu vui phát triển kinh tế của địa phương là sau khi dự án hồ ngòi Giành được hoàn thành tạo đà cho hạ tầng giao thông hoàn thiện đồng bộ, có mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng như mở ra cơ hội phát triển các dịch vụ du lịch góp phần mang lại thu nhập ổn định để người dân yên tâm gắn bó, xây dựng quê hương”.

Theo Mộc Trà / http://baophutho.vn/xa-hoi/201912/chuyen-lang-e-vo-168149

Đánh giá bài viết
Tags: Huyện Yên Lập
Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ hơn 120 năm tuổi, bình yên và cổ kính bên dòng sông Thao

Bạn đọc quan tâm

Cây đa lịch sử làng Mè, Phú Thọ
Góc Phú Thọ

Thị xã 120 tuổi lâu đời nhất Việt Nam, được coi là ‘phố cổ’ của vùng Đất Tổ

09/05/2024

Cách Hà Nội khoảng 90km, thị xã Phú Thọ vẫn giữ được nhiều nét đẹp của một làng Việt cổ....

Đọc thêmDetails
Thị xã Phú Thọ - Thị xã lâu đời nhất Việt Nam
Góc Phú Thọ

Thị xã lâu đời nhất Việt Nam sẽ lên thành phố sau vài năm nữa

07/05/2024 - Cập nhật 09/05/2024

Ngôi làng cổ Phú An đã có từ thời Hùng Vương thứ 18. Đến năm 1903, nơi đây được nâng...

Đọc thêmDetails
Xuống xe khách, chạy sang đường bị tông tử vong trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Tin tức

Xuống xe khách, chạy sang đường bị tông tử vong trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

14/02/2023

Ông Lưu Văn B. (sinh năm 1956 ở thị xã Phú Thọ) xuống xe khách mang biển số 29B-61214 của...

Đọc thêmDetails
Phú Thọ: Bắt nam thanh niên đốt nhà bạn gái vì mâu thuẫn
Tin tức

Phú Thọ: Bắt nam thanh niên đốt nhà bạn gái vì mâu thuẫn

20/12/2022

Ngày 19/12, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Yên Lập vừa ra quyết định khởi tố...

Đọc thêmDetails
Hai học sinh mua chất ma túy mới đem bán
Tin tức

Hai học sinh mua bán trái phép chất ma tuý

31/10/2022

Cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Thao (Phú Thọ) đã thực hiện biện pháp tố tụng đối với 2...

Đọc thêmDetails
Tải thêm
Bài viết mới
Nhan sắc cô gái Phú Thọ cùng đồng đội xuất sắc đạt Huy chương vàng SEA Games môn bắn cung

Nhan sắc cô gái Phú Thọ cùng đồng đội xuất sắc đạt Huy chương vàng SEA Games môn bắn cung

Mẹ Hà Đức Chinh rơi nước mắt nói về lúc khó khăn của con trai

Mẹ Hà Đức Chinh rơi nước mắt nói về lúc khó khăn của con trai

Bài viết mới

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ
Quán ăn ngon

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ

29/04/2025

Nằm giữa lòng thị xã Phú Thọ – vùng đất giàu truyền thống văn hóa của Đất Tổ Hùng Vương...

Đọc thêmDetails
Rạp chiếu bóng thị xã Phú Thọ

Quê hương trong tim tôi, thị xã Phú Thọ, thị xã cổ kính 122 năm tuổi

25/04/2025
Phòng khám chuyên khoa nhi bác sĩ Loan

Phòng khám uy tín tại thị xã Phú Thọ – Danh bạ địa chỉ hữu ích cho mọi nhà

06/01/2025 - Cập nhật 20/02/2025
Trung tâm tổ chức Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

Top 5 Trung tâm tổ chức Hội nghị, Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

31/12/2024 - Cập nhật 16/01/2025
Nhà xe Thủy Chính - thị xã Phú Thọ

Nhà xe Thủy Chính – Dịch vụ vận tải và du lịch chuyên nghiệp tại thị xã Phú Thọ

07/08/2024 - Cập nhật 26/08/2024
Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

09/07/2024
Review Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

01/06/2024 - Cập nhật 02/06/2024
Cây đa lịch sử làng Mè, Phú Thọ

Thị xã 120 tuổi lâu đời nhất Việt Nam, được coi là ‘phố cổ’ của vùng Đất Tổ

09/05/2024
Thị xã Phú Thọ - Thị xã lâu đời nhất Việt Nam

Thị xã lâu đời nhất Việt Nam sẽ lên thành phố sau vài năm nữa

07/05/2024 - Cập nhật 09/05/2024
Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

12/04/2024 - Cập nhật 25/04/2024
  • Danh bạ
  • Phòng khám
  • Đời sống
  • Nhật ký
  • Ký sự
  • Sống khỏe
  • Dự báo thời tiết
  • Liên hệ
DMCA.com Protection Status

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ