ThixaPhuTho.net
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
ThixaPhuTho.net
Không tìm thấy
Xem tất cả
Trang chủ Đời sống

Phú Thọ: Người phụ nữ gần 50 năm không ngậm được miệng

Thị xã Phú Thọ by Thị xã Phú Thọ
15/08/2019
Chuyên mục: Đời sống
Chia sẻ

Tai nạn bất ngờ năm 6 tuổi khiến bà Nguyễn Thị Sáu tại xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ sống chung với nỗi đau đến tận giờ, khi đã 54 tuổi…

Những lần phẫu thuật chữa bỏng ngày nhỏ khiến da mặt kéo căng các phía, làm lộ hết răng của bà Sáu. Ảnh: Hải Hiền.

Quét lá rụng đầy sân, bà Sáu ngồi thở bên thềm. Trong nhà vọng ra tiếng gọi lớn: “Sáu, sao chưa cho tao ăn cơm?”.

Bà Sáu lạch bạch chạy vào, vuốt lưng bà mẹ 91 tuổi đang nằm trong buồng: “Bà vừa ăn rồi. Con cho bà 2 bát xới với tép đó thôi”. Cụ Nhã gật gật như hiểu, rồi lại lẩm bẩm: “Ăn lúc nào mà ăn. Mày không cho tao ăn uống gì cả. Trời ơi là trời!”, nói rồi cụ gào khóc.

Bà Sáu lại lục đục xuống bếp, vét nốt bát cơm còn lại trong nồi với ít tép trong chạn, đưa lên dựng cụ Nhã dậy, nựng: “Nào, bà há mồm ra con đút cơm cho. Ăn xong rồi ngủ, chiều con nấu sớm bà ăn tiếp nhé”. Cụ Nhã nghe xong lại gật gật, há mồm ăn nhồm nhoàm, đôi mắt nhìn vào vô định.

10 năm trước, bị ngã, cụ Bùi Thị Nhã (91 tuổi) – mẹ bà Sáu – đập đầu xuống đất gây biến chứng não. Từ đó cụ lúc tỉnh lúc mơ, nhiều lúc ăn uống vệ sinh phải phục vụ tận giường. “Khi nào tỉnh, cụ vẫn đi lại được, quét cái nhà cái cửa giúp tôi. Khi mệt thì cụ nằm liệt giường, phải gọi y tá tới tiêm cho vài mũi mới trụ được đến nay đó”, bà Sáu trầm ngâm kể.

Nói rồi, bà Sáu vét nốt mấy thìa cơm mẹ ăn không hết vào miệng. Dù cơm và rau đều được nấu nát nhưng bà nhai vẫn rất khó nhọc. Thỉnh thoảng những cơn đau từ hàm kéo giật Iên, đỉn_h đầu khiến bà nhăn mặt, phải dừng lại, uống ngụm nước để cho cơm trôi nốt. Bà Sáu cho hay gần 50 năm nay ăn uống chẳng biết ngon, mỗi bữa ăn kéo dài đến 30 phút.

Khách đến nhà, chốc chốc lại phải chạy đến ngồi trước mặt bà Sáu nói chuyện, vì bà không thể ngoái cổ được. t_a_i nạ_n ngày nhỏ khiến bà b_ỏn_g nặng, toàn bộ da trước ngực và cổ bị c_h_áy co rút lại, liền thành một khối nham nhở. Những cuộc phẫu thuật vá da đã co kéo vùng mặt khiến hàm dưới chìa ra, ăn uống như cực hình.

Cô bé Sáu chưa bao giờ được đến trường, vì người mẹ nghèo một mình nuôi 4 con. Tuổi thơ của em quẩn quanh góc nhà và ruộng. Mỗi lần ra đồng, Sáu đều lấy khăn che mặt lại, sợ trẻ con trong xóm nhìn thấy khóc thét.

Nhiều hôm người mẹ ứa nước mắt khi nhìn thấy cảnh con gái vừa gánh rau lợn vừa chạy khóc ngoài đường làng, theo sau là đám trẻ con hò reo “Đồ con Sáu sẹo”. “Lâu dần tôi mặc kệ, người ta nói mãi nên chán, sau chẳng gọi nữa”, bà Sáu hồi tưởng.

Thành thiếu nữ, Sáu chỉ biết cắm đầu vào làm ruộng, nuôi gà lợn, gương chẳng dám soi. Nhiều lần họ hàng, làng xóm đến mời đám cưới, Sáu đều trốn ra sau nhà ngồi khóc. “Mình xấu kinh thế này thì ai thèm ngó!”.

Từ 17 tuổi, Sáu trở thành trụ cột cho cả nhà, khi hỗ trợ nuôi cả mẹ lẫn người chị gái thứ hai đau ốm, mất sức lao động, bị chồng bỏ.

Bà Sáu trở thành nhân lực chính nuôi mẹ và chị gái đau yếu từ năm 16 tuổi. Ảnh: Hải Hiền_

Làm quần quật nhưng chẳng đủ ăn, trong khi tiền t_h_u_ốc men của mẹ và chị gái chẳng thể thiếu, năm 1997, bà Sáu nghe người quen giới thiệu vào Đăk Lăk để làm giúp việc và hái cà phê, mỗi năm được chủ trả công 2 triệu.

“Đến năm thứ 9, vết thương khiến tôi đau đớn, tôi xin nhà chủ đi khám bệnh, họ xú_c ph_ạm khiến tôi tự ái rồi nghỉ việc, trong túi dắt theo 15 triệu đồng sau gần 10 năm tha hương”, bà kể.

“Cả đời tôi chưa bao giờ có được nhiều tiền như thế. Vì vậy đi đâu tôi cũng cất trong người, chỉ khi đi tắm mới tạm để ra ngoài vài phút”, bà Sáu tâm sự.

Mang số tiền này về, một nửa bà Sáu đem trả nợ cho tiền t_h_u_ốc của mẹ và chị, số còn lại vay mượn thêm, dựng một căn nhà cấp 4 xây bằng vôi và cát, không xi măng, sắt thép. Những năm gần đây, căn nhà xuống cấp, dột tứ phía khiến 3 mẹ con phải đi nương nhờ nhà hàng xóm mỗi khi mưa lớn.

Bà Sáu (phải) đứng bên người chị gái Nguyễn Thị Ổn. Hiện tại, nỗi sợ lớn nhất của bà là nhà đổ, vì không có xi măng, sắt thép. Ngôi nhà đã xuống cấp sau 11 năm. Ảnh: Hải Hiền

Trở về quê hương, bà Sáu lại tiếp quản chăm 3 sào ruộng của gia đình, chăm lo hoàn toàn cho mẹ và chị. “Khổ vậy nhưng chưa bao giờ Sáu nó kêu than lấy một lời, vì nếu nó nằm đó thì ai chăm sóc mẹ và tôi”, bà Nguyễn Thị Ổn, 56 tuổi, người chị gái gần như mù do tiểu đường, xơ gan giai đoạn cuối, nói.

Gần đây, do di chứng từ vết b_ỏn_g sâu nên trên ngực bà Sáu xuất hiện vết loét lớn, rỉ mủ, gây đau đớn. Từ năm ngoái đến nay, bà không thể tiếp tục làm đồng, chỉ quanh quẩn trong nhà cơm nước, chăm lo cho vài con vịt. Nhiều lần thấy chị gái than khổ, bà Sáu đều gạt đi: “Còn cái ăn là tốt rồi, sống đùm bọc nhau như thế này có phải hơn những người không nhà không cửa ngoài kia không!”, khiến người chị ngừng thút thít.

Ông Nguyễn Văn Đông, Bí thư xã Quang Húc, cho biết gia đình bà Sáu là đặc biệt khó khăn. “Trước chị ấy còn đi làm được thì đỡ vất vả. Giờ cả nhà 3 người chỉ trông vào tiền trợ cấp hơn 600.000 đồng nên rất khó khăn. Anh chị em còn lại cũng nghèo khó nên ít khi giúp đỡ được gì”.

Một nửa số tiền trợ cấp bà Sáu dành mua t_h_u_ốc cho cả nhà. Nửa còn lại, bà thỉnh thoảng mua 10-20 nghìn đồng tiền tép ăn cả tuần với cơm, rau nhà. Ngày nhận tiền trợ cấp, bà mới dám mua ít thịt về để cải thiện.

Chiều tà, nghe tiếng sấm báo hiệu lại sắp mưa, bà Sáu vội chạy ra giếng gom hết xô chậu mang lên nhà. Gần một chục chiếc chậu được bà sắp đầy trên nền gạch, dưới những chỗ thủng trên mái. Sau đó, bà dựng mẹ và chị gái đang nằm trên giường dậy để sang trú nhờ nhà hàng xóm. “Nhỡ gió to đổ nhà thì biết đường nào mà sống”, vừa dìu chị đi, bà Sáu vừa nói.

Nguồn tin: Hải Hiền / vnexpress.net

Đánh giá bài viết
Tags: Hoàn cảnh khó khănTam Nông
Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ hơn 120 năm tuổi, bình yên và cổ kính bên dòng sông Thao

Bạn đọc quan tâm

Quả Trám bắt đầu vào mùa, không những ngon miệng mà còn là vị thuốc quý
Đời sống

Quả Trám bắt đầu vào mùa, không những ngon miệng mà còn là vị thuốc quý

02/08/2023

Trám là loại quả dân dã, quen thuộc được nhiều người yêu thích. Quả Trám không chỉ là thực phẩm...

Đọc thêmDetails
Trái tim, gan, thận của chàng trai Phú Thọ cứu sống 4 người lạ
Đời sống

Bốn cuộc đời được “hồi sinh” từ tạng hiến của chàng trai 32 tuổi

18/07/2023

Một chàng trai 32 tuổi chết não do tai nạn giao thông đã hiến tặng tim để hồi sinh sự...

Đọc thêmDetails
Biến xưởng sửa xe thành studio triệu view
Đời sống

Biến xưởng sửa xe thành studio triệu view

14/02/2023

Gia đình khó khăn, không thể theo đuổi ước mơ nghệ thuật, Lê Duy Hùng tận dụng xưởng sửa xe...

Đọc thêmDetails
Người đẹp Phú Thọ đại diện Việt Nam dự Hoa hậu Du lịch quốc tế 2022
Đời sống

Nhan sắc gợi cảm của người đẹp Phú Thọ, đại diện Việt Nam dự Hoa hậu Du lịch quốc tế 2022

02/11/2022

Á hậu Hoàn cầu Việt Nam 2022 Nguyễn Nga vừa chính thức nhận thư mời và quyết định tham dự...

Đọc thêmDetails
Cô gái Mường khởi nghiệp thành công với món ăn nổi tiếng Phú Thọ
Đời sống

“Đổ đi” cả tạ thịt, cô gái Mường khởi nghiệp thành công với món ăn nổi tiếng Phú Thọ

26/10/2022

Cô gái 9X người Mường Nguyễn Thị Thu Hoa khởi nghiệp với món thịt chua Phú Thọ, từng nhiều lần...

Đọc thêmDetails
Tải thêm
Bài viết mới
Uống trà sữa thay cơm, nam thanh niên 20 tuổi ở Phú Thọ suýt chết vì tắc ruột

Uống trà sữa thay cơm, nam thanh niên 20 tuổi ở Phú Thọ suýt chết vì tắc ruột

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc

Bài viết mới

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ
Quán ăn ngon

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ

29/04/2025

Nằm giữa lòng thị xã Phú Thọ – vùng đất giàu truyền thống văn hóa của Đất Tổ Hùng Vương...

Đọc thêmDetails
Rạp chiếu bóng thị xã Phú Thọ

Quê hương trong tim tôi, thị xã Phú Thọ, thị xã cổ kính 122 năm tuổi

25/04/2025
Phòng khám chuyên khoa nhi bác sĩ Loan

Phòng khám uy tín tại thị xã Phú Thọ – Danh bạ địa chỉ hữu ích cho mọi nhà

06/01/2025 - Cập nhật 20/02/2025
Trung tâm tổ chức Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

Top 5 Trung tâm tổ chức Hội nghị, Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

31/12/2024 - Cập nhật 16/01/2025
Nhà xe Thủy Chính - thị xã Phú Thọ

Nhà xe Thủy Chính – Dịch vụ vận tải và du lịch chuyên nghiệp tại thị xã Phú Thọ

07/08/2024 - Cập nhật 26/08/2024
Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

09/07/2024
Review Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

01/06/2024 - Cập nhật 02/06/2024
Cây đa lịch sử làng Mè, Phú Thọ

Thị xã 120 tuổi lâu đời nhất Việt Nam, được coi là ‘phố cổ’ của vùng Đất Tổ

09/05/2024
Thị xã Phú Thọ - Thị xã lâu đời nhất Việt Nam

Thị xã lâu đời nhất Việt Nam sẽ lên thành phố sau vài năm nữa

07/05/2024 - Cập nhật 09/05/2024
Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

12/04/2024 - Cập nhật 25/04/2024
  • Danh bạ
  • Phòng khám
  • Đời sống
  • Nhật ký
  • Ký sự
  • Sống khỏe
  • Dự báo thời tiết
  • Liên hệ
DMCA.com Protection Status

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ