Đình Cả Cao Bang (còn gọi là Đình Thư), nằm trên địa phận phố Cao Bang, phường Trường Thịnh (cũ), thị xã Phú Thọ. Đình toạ lạc trên đỉnh đồi hình đầu rồng hướng ra phía sông Thao (sông Hồng). Nhìn về phía Đông Nam, trông rõ núi Nghĩa Lĩnh, cách Đền Hùng khoảng trên 10 km đường chim bay.
Đình Cao Bang, thị xã Phú Thọ tổ chức lễ hội truyền thống năm Kỷ Hợi 2019.
Ngày 07/02 tức mùng 3 Tết Kỷ Hợi 2019, Đình cả Cao Bang, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại thị xã Phú Thọ đã tổ chức lễ hội truyền thống.
Tương truyền, từ nơi đây vua Hùng đã tiếp nhận sách trời để thành lập nước Văn Lang. Nhân dân Cao Bang, phường Trường Thịnh đã có công giữ gìn để năm 2010 Đình cả Cao Bang được UBND tỉnh Phú Thọ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Đình cả Cao Bang là nơi diễn ra nhiều lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
Lễ hội truyền thống đình Cao Bang, thị xã Phú Thọ năm 2023
Đình cả Cao Bang – Di tích lập nước Văn Lang
Đình Cả Cao Bang (còn gọi là Đình Thư), nằm trên địa phận phố Cao Bang, phường Trường Thịnh, thị xã Phú Thọ. Đình toạ lạc trên đỉnh đồi hình đầu rồng hướng ra phía sông Thao (sông Hồng). Nhìn về phía Đông Nam, trông rõ núi Nghĩa Lĩnh, cách Đền Hùng khoảng trên 10 km đường chim bay.
Tương truyền chính nơi đây vua Hùng tiếp nhận sách trời để thành lập nước Văn Lang. Nên trên sân đình ngày xưa có xây bức cuốn thư có ghi 4 chữ “Khởi – Bang- Thư – Vương”, nên tên Đình Cả còn gọi là Đình Thư là như vậy. Bốn mỹ từ đó nay đã được ghi trên một bức hoành phi treo ở đình, có thể tạm dịch: “Nơi sách trời cho vua Hùng lập nước”. Trên sân còn có tảng đá thiêng có in dấu chân của vua Hùng khi Người về đây. Bây giờ còn giữ được xây bao đặt trang trọng trên bệ thờ dưới một gốc cây si già.
Trong đình xưa kia có treo một bức hoành phi ghi 5 mỹ từ: “Nguyên – Quốc – Việt – Quang – Cơ”, có nghĩa là: “Cơ nghiệp nước Việt từ buổi đầu, dựng xây ở đây còn quang vinh mãi”. Bức hoành phi này bị mất, nay đã được làm lại treo ở giữa thượng cung của đình. Đình Cả còn giữ được một cỗ ngai, bài vị ghi thờ: Ngũ vị đức đại vương (Năm vị đức đại vương) thời Hùng Vương. Bây giờ nhân dân cung tiến 4 cỗ ngai thờ nữa, đủ thờ 5 vị Đức đại vương. Đình còn lưu giữ được câu đối từ trước, vế 1 có ghi: Ngũ – vị – duy- thần- linh – nhạc – phụng, có nghĩa là: Năm vị thần duy nhất linh thiêng được thờ phụng; vế 2 có ghi: Nhất – phương – ngưỡng – thánh – đức – nguyên – lưu, có nghĩa là: Bốn phương ngưỡng thánh còn được hưởng ân đức mãi về sau.
Đình Cả Cao Bang còn là một thắng cảnh. Trên khuôn viên có 6 cây đa cổ kính, phía cổng sau 3 cây, phía trước 3 cây theo người già kể lại từ xưa là 2 cây. Gốc già bị chết có người dân xẻ làm ván canh, mỗi cây lại mọc thành ba như hiện nay, nhưng trông cây nào cũng cổ kính, tạo nên vẻ đẹp nên thơ và bất tử. Trước đây, đình dựa vào thành phủ Thao Giang, trước là Bến Bâng thuyền bè tấp nập. Sau này bị phù sa bồi lấp, thuyền bè không vào được, thành phủ Thao Giang phải chuyển về Cao Mại, Lâm Thao. Bây giờ phần đất trước cổng đình trở nên đồng bãi, trâu bò ung dung gặm cỏ, cảnh phong quang, trù phú. Hai bên đình còn có hai giếng nước, một giếng xếp đá ong, một giếng lát bằng gỗ quý có niên đại trên 2.000 năm, nước rất trong và mát.Trên đất nước ta rất hiếm nơi có cảnh trí đẹp như thế này.
Đình Cả Cao Bang là nơi diễn ra những lễ hội mang bản sắc dân tộc. Đó là lễ hội xin lửa cầu may, tổ chức vào đêm giao thừa. Nhân dân đến đình mang đèn đóm theo, chờ lúc giao thừa, Chủ từ cúng khấn, xin âm dương, đốt một đống lửa trước đình. Mọi người xin lửa chạy mang về nhà. Lửa cháy sáng rực xóm thôn. Không khí thật tưng bừng náo nhiệt. Nhà nhà rực lửa đỏ, người người như thấy những ngọn lửa xua đi u ám, tối tăm, lạnh lẽo, lòng ấm áp hẳn lên, trào dâng niềm vui chào năm mới.
Lễ hội thứ hai là lễ hội rước thuyền rồng vào mồng ba tết, mọi người chuẩn bị từ trong năm, như làm thuyền rồng, chuẩn bị bè, kiệu rước, quần áo nghi lễ, mũ mã, các khí cụ, nhạc cụ, lực lượng tế lễ, hộ tống, khiêng mang. Tất cả đều được tập duyệt kỹ để vào lễ hội cho chủ động, khi rước có đội hình đẹp.
Năm 2012, đội hình rước có thêm đội múa lân tạo nên không khí tưng bừng, náo nhiệt. Thuyền rồng được rước ra bến sông và được thả trên sông Thao, trong không khí vui tươi, khi cả đôi bờ nhân dân đứng trông thuyền rồng trôi như thấy thuyền rồng của vua Hùng đang đi qua từ mấy nghìn năm trước.
Đình Cả Cao Bang, nơi thờ “Ngũ vị duy thần” thời đại Hùng Vương, theo truyền thuyết và theo bút tích còn ghi, nơi sách trời cho vua Hùng dựng nước. Vì thế, nơi này thực sự là di tích lập nước thời Hùng Vương. Nhân dân Cao Bang, Trường Thịnh đã có công tôn tạo, giữ gìn, năm 2010 đình Cả Cao Bang đã được UBND tỉnh Phú Thọ xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá.
Năm 2011, Đình Cả Cao Bang đã được tôn tạo thành ngôi đình cổ kính, có lưỡng long chầu nguyệt, mái đình cong, đôi cột đồng trụ và có xây thêm một nhà Tào Mạt 4 gian để nhân dân dự lễ. Ban quản lý muốn làm một vườn tượng, bên trên có tảng đá thiêng in dấu chân vua Hùng, làm lại bức cuốn thư bằng đá với 4 chữ “Khởi-Bang-Thư-Vương”, tượng các vua Hùng và các lạc hầu, lạc tướng trên mảnh đất còn lại của đình. Vậy đề nghị các cơ quan chức năng giúp đỡ và cũng kêu gọi tất cả mọi người Việt Nam hỗ trợ về tinh thần và vật chất để Đình Cao Bang xứng danh là Di tích lập nước Văn Lang, Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Tổng hợp: Cao Văn Thịnh – Báo Phú Thọ / Trang TTĐT thị xã Phú Thọ