ThixaPhuTho.net
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
    • Ẩm thực
    • Danh nhân
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
    • Ảnh đẹp
    • Videos
  • Nhật ký
  • Tin tức
    • Thông tin việc làm
Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
    • Ẩm thực
    • Danh nhân
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
    • Ảnh đẹp
    • Videos
  • Nhật ký
  • Tin tức
    • Thông tin việc làm
Không tìm thấy
Xem tất cả
ThixaPhuTho.net
Không tìm thấy
Xem tất cả

Trang chủ \ Góc Phú Thọ \ Thiêng liêng tục giã bánh dày dâng nữ tướng ở Phú Thọ

Thiêng liêng tục giã bánh dày dâng nữ tướng ở Phú Thọ

13/02/2019
Chuyên mục Góc Phú Thọ
Chia sẻ

Ngày mùng 8 tháng Giêng, các làng tại thị trấn Hưng Hóa (Tam Nông, Phú Thọ) lại vang lên những tiếng chày giã bánh dày bên cạnh tiếng trống cổ vũ hô hào của dân làng để tưởng nhớ bà Hồ Thiên Hương – người có công đánh giặc cứu nước.

Thiêng liêng tục giã bánh dày dâng nữ tướng ở Phú Thọ

Tục giã bánh dày truyền thống.

Tương truyền hai chị em Hồ Thiên Hương và Hồ Tông là hai tướng thời của Tản Viên có công lớn trong cuộc chiến Phù Hùng đánh Thục sau là đánh Tần và Triệu. Khi Triệu Đà xâm lược nước ta, nhân dân Âu Lạc và các tướng lĩnh yêu nước đã nổi dậy chống lại. Hai chị em bà Hồ Thiên Hương và em trai, ông Hồ Tông đã chiêu binh đánh giặc. Bà Hồ Thiên Hương trở thành một trong những vị tướng tài giỏi của An Dương Vương.

Khi Đinh Công Tuấn – một vị tướng khác của An Dương Vương đóng quân ở Á Nguyên (nay là xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao) bị quân Triệu Đà vây hãm, bà Hồ Thiên Hương đã thu nhận lương khô là: Bánh dày, cơm nắm, cá khô… do dân làng Trúc Phê ủng hộ đem tiếp tế cho nghĩa quân Đinh Công Tuấn.

Từ đó đến nay, hàng năm vào ngày mùng 8 tháng Giêng, người dân Trúc Phê tổ chức hội làng, đặc biệt trong hội có thi giã bánh giày ôn lại việc bà Thiên Hương tiếp lương giải vây cho Đinh Công Tuấn khi xưa. Dân ở quanh vùng còn truyền lại câu ca:

“Trúc Phê có tiệc bánh dày
Bên Á há miệng bên này chày đâm”

Loading...

Nghi thức giã bánh dày dâng Mẫu

Mùng 8 tháng Giêng năm nay, khắp các làng ở Hưng Hóa lại vang lên những tiếng chày giã bánh dày cùng tiếng trống, tiếng hò reo cổ vũ của người dân.

“Đến bây giờ người dân chúng tôi vẫn giữ được nét đẹp của ông cha để lại là giã bánh dày để tưởng nhớ công lao tướng Hồ Thiên Hương”, ông Nguyễn Văn Tiễu (78 tuổi) cho biết. “Để làm ra được một chiếc bánh dày phải chuẩn bị kỹ lưỡng các công đoạn từ cách chọn gạo, ngâm gạo, cách chọn chày và điều quan trọng là phải chế tạo ra một loại dầu bôi vào cối và chày để khi giã, bánh không dính vào hai thứ đó”.

Theo phong tục, trước khi vào giã bánh, các thanh niên tham gia đội giã bánh phải làm thủ tục theo sự hướng dẫn của chủ tế, mỗi lần chủ tế hô to, theo nhịp thì các thành viên giãn đều, cầm chày dâng ngang, cao ngang vai bái theo mệnh lênh: Nhất thiên bái (bái trời), Nhị địa bái (bái đất), Tam thánh bái (bái người được thờ) và Lễ hội bái.

Sau đó, một hồi trống vang lên, xôi được đưa vào cối, tiếng hò reo ca múa hừng hực, khí thế của những nam thanh nữ tú xen lẫn tiếng chày nhịp nhàng nâng lên hạ xuống khối bột nếp trắng mịn tinh khiết.

Sau công đoạn giã, ông Tiễu tỉ mỉ cắt bánh
Nặn bánh phải khéo léo để bánh có hình chân tượng mới đạt tiêu chuẩn

“Mỗi cối giã từ 2 đến 4 kg gạo xôi. 5 người, gồm 2 người giã, 2 người vén bánh, 1 người bắt bánh. Trong lúc giã, chày luôn luôn giữ ở thế đứng thẳng, để chày không dính, bánh càng mịn. Thời gian giã khoảng 15- 20 phút là được. Mỗi bánh giày ở làng Trúc Phê khi nặn có chiều cao 5cm, đường kính 15- 20cm. Bánh giày nặn phải có hình chân tượng mới đạt tiêu chuẩn”, ông Tiễu cho biết thêm.

Sau khi giã bánh xong dân làng đội lễ dâng lên tướng Hồ Thiên Hương

Có thể nói, phong tục giã bánh dày của người Hưng Hóa là trò diễn hội làng mang ý nghĩa diễn lại thần tích lịch sử, đồng thời mang đậm dấu ấn gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp của vùng Đất Tổ.

Theo Hà Hạnh / baophapluat.vn

Tags: An Dương VươngBánh DàyHồ Thiên HươngHồ TôngHưng HóaTam Nông
Share99TweetShareShareSharePinShareShare

Bạn đọc quan tâm

Lễ hội Trò Trám - Cảnh đôi trai gái "làm chuyện ấy" lúc nửa đêm
Góc Phú Thọ

Lễ hội Trò Trám – Cảnh đôi trai gái “làm chuyện ấy” lúc nửa đêm

16/02/2019

Đúng 0h00' tại miếu Trò, đôi trai gái sẽ "làm chuyện ấy" trong lễ hội Trò Trám, hay còn gọi...

Đọc thêm
Cận cảnh miếu Đụ Đị nơi diễn ra lễ hội ‘tình phộc’ lúc nửa đêm

Cận cảnh miếu Đụ Đị nơi diễn ra lễ hội ‘tình phộc’ lúc nửa đêm

15/02/2019
Lễ hội truyền thống Đình Cao Bang

Lễ hội truyền thống Đình Cao Bang, thị xã Phú Thọ

13/02/2019
Lễ hội bắt Ông Cầu - Bắt lợn cầu may mùng 5 Tết tại thị xã Phú Thọ

Lễ hội Ông Cầu – Bắt lợn cầu may mùng 5 Tết tại thị xã Phú Thọ

09/02/2019
Nghi lễ đón Tết độc đáo của người H’mông ở Phú Thọ

Nghi lễ đón Tết độc đáo của người H’mông ở Phú Thọ

03/02/2019
Tải thêm
Bài viết mới
Cận cảnh miếu Đụ Đị nơi diễn ra lễ hội ‘tình phộc’ lúc nửa đêm

Cận cảnh miếu Đụ Đị nơi diễn ra lễ hội ‘tình phộc’ lúc nửa đêm

Lễ hội Trò Trám - Cảnh đôi trai gái "làm chuyện ấy" lúc nửa đêm

Lễ hội Trò Trám - Cảnh đôi trai gái "làm chuyện ấy" lúc nửa đêm

Loading...
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Sống khỏe
  • Dự báo thời tiết
  • Liên hệ
DMCA.com Protection Status

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
    • Ẩm thực
    • Danh nhân
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
    • Ảnh đẹp
    • Videos
  • Nhật ký
  • Tin tức
    • Thông tin việc làm

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ