ThixaPhuTho.net
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký
Không tìm thấy
Xem tất cả
ThixaPhuTho.net
Không tìm thấy
Xem tất cả
Trang chủ Tin tức Ký sự

Khám phá tục lệ “đóng cửa rừng” của người Mường Thanh Sơn

Thị xã Phú Thọ by Thị xã Phú Thọ
29/01/2018
Chuyên mục: Ký sự
Chia sẻ

Tại sao người Mường ở Thanh Sơn rất coi trọng rừng?

Sống ở địa bàn miền núi, rừng vừa là thần, vừa là nguồn sống, rừng cho gỗ để làm nhà, dựng đình, dựng miếu, lúc giáp hạt, rừng cho củ lăn, củ mài, củ vớn ăn qua ngày. Rừng là nơi đồng bào làm nương trồng ngô, khoai, sắn… chính vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ rất coi trọng rừng.

Gắn bó với rừng cả cuộc đời, nên tục “đóng” và “mở” cửa rừng được coi là một tín ngưỡng linh thiêng của đồng bào miền sơn cước.

Ý nghĩa sâu xa của tục này chính là thái độ trách nhiệm của con người ứng xử với thiên nhiên. Khi đã “đóng cửa rừng”, mọi người phải “kiêng” vào rừng khai thác lâm sản, nếu ai cố ý vi phạm sẽ bị thần núi trừng phạt.

Người Mường Thanh Sơn quan niệm: Vị thần cai quản rừng núi của đồng bào nơi đây là Tản Viên Sơn Thánh và bộ hạ của ngài là các loài thú dữ. Tục đóng cửa rừng còn liên quan đến một truyền thuyết về nguồn gốc Thần Tản Viên Sơn Thánh. Bà Đinh Thị Đen – mẹ Thần là con dòng Lang ở Xuân Đài – Yên Thượng; khi mang thai thần được vài tháng, bà đã sang núi Ba Vì, tìm đến động Lăng Xương (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy). Sau đó, được dân bản giúp đỡ, bà và Thần kết bạn với bà Ma Thị. Khi bà Ma Thị mất, Thần trở thành người cai quản các động Mường, được dân bản gọi là chúa các động Mường…

Lễ đóng, mở cửa rừng là nghi thức cúng tế để biến báo với Sơn Thánh, cầu mong tài nguyên rừng ngày càng giàu có và phong phú. Nếu như tục mở cửa rừng diễn ra vào đầu năm mới, sau khi ăn tết xong thì tục đóng cửa rừng được đồng bào thực hiện vào cuối tháng 12 âm lịch, tức là trước Tết Nguyên đán. Đồng bào Mường ở Khả Cửu thường làm lễ đóng cửa rừng vào ngày hai lăm tháng Chạp hàng năm.

Kể từ ngày này không ai được vào rừng với bất cứ lý do gì. Ngày cấm kéo dài đến mồng bảy tháng Giêng năm mới. Sau ngày đó, mọi người lại được tự do vào rừng với những công việc liên quan đến cuộc sống, mưu sinh. Đồng bào tiến hành lễ đóng cửa rừng cùng một lễ nhỏ cúng ma rừng, ma núi, ma cây nơi mình sống. Còn Thần Tản Viên Sơn Thánh thường được dân bản thờ ở đình, miếu với ngôi vị cao nhất là tối đẳng thần linh.

Theo ông Đinh Văn Hòa, tuổi ngoài 60 – người đã thực hiện bao lần lễ tục đóng cửa rừng ở Khả Cửu, ngày nay, mặc dù cuộc sống đã được cải thiện, khoa học đã giải thích các hiện tượng tự nhiên song đa số đồng bào Mường vẫn duy trì tục đóng cửa rừng, tuy nghi thức có một số thay đổi so với trước đây.

Ông Đinh Văn Hòa-người Mường (Khả Cửu) thực hiện nghi lễ  “đóng cửa rừng”.
Ông Đinh Văn Hòa – người Mường (Khả Cửu) thực hiện nghi lễ “đóng cửa rừng”.

Bà con ở nhiều xã vùng hạ vẫn giữ tục cấm rừng nhưng không còn tế lễ như xưa; còn các xã vùng cao của huyện như Khả Cửu thì vẫn gìn giữ nghi thức truyền thống. Mâm cơm cho Lễ đóng cửa rừng được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, lễ vật gồm: Xôi trắng từ gạo nếp nương; gà trống được nuôi tại nhà; chim; thịt lợn; cá suối bắt tại cửa suối Dân, xóm Măng (do 3 con suối hợp nhau suối Sinh, Dân, Dấu); vàng, bạc tượng trưng được làm từ cây giang và cây trẩu (cây giang được tước lạt, cuốn thành vòng kết lại với nhau làm vàng; gỗ cây trẩu chẻ thành bó nhỏ làm bạc); trầu, cau, hoa quả… Mâm cơm được đặt cúng tại nhà, người ngồi cúng hướng ra cổng.

Những tục lệ trong các lễ nghi nông nghiệp tưởng như đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong đời sống lao động sản xuất của đồng bào Mường Khả Cửu. Nó phản ánh khá đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cư dân Mường, thể hiện đời sống tinh thần khá phong phú trong quan niệm về thiên nhiên…

Cùng với ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng, lễ đóng cửa rừng còn là sự tri ân thần núi, thần đất, thần nước về một năm mưa thuận gió hòa, rừng yên; đồng thời là một “luật tục” nhắc nhở bà con khi làm nương, làm rẫy không gây cháy rừng; có ý thức bảo vệ rừng, ngăn ngừa mọi hành vi xâm hại tài nguyên rừng, tích cực trồng cây để rừng mãi mãi tươi xanh.

Đánh giá bài viết
Tags: Dân tộc MườngTục lệ dân gian
Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ hơn 120 năm tuổi, bình yên và cổ kính bên dòng sông Thao

Bạn đọc quan tâm

Cây đa lịch sử làng Mè, Phú Thọ
Góc Phú Thọ

Thị xã 120 tuổi lâu đời nhất Việt Nam, được coi là ‘phố cổ’ của vùng Đất Tổ

09/05/2024

Cách Hà Nội khoảng 90km, thị xã Phú Thọ vẫn giữ được nhiều nét đẹp của một làng Việt cổ....

Đọc thêmDetails
Quần thể lộc vừng trăm năm tuổi
Ký sự

Mời bạn về Chương Xá, Cẩm Khê ngắm lộc vừng trăm năm tuổi khoe sắc

28/03/2018 - Cập nhật 14/06/2019

Nếu có cơ hội về với Chương Xá, Cẩm Khê, bạn đừng bỏ qua cơ hội được ngắm vẻ đẹp...

Đọc thêmDetails
Rước kiệu hội Đền Trù Mật
Ký sự

Về thị xã Phú Thọ thăm nơi thờ sứ quân Kiều Công Thuận

24/03/2018

Thị xã Phú Thọ lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời, trong đó đền Trù Mật...

Đọc thêmDetails
Lời hứa đặc biệt của Hà Đức Chinh với người cha đã khuất
Ký sự

Lời hứa đặc biệt của Hà Đức Chinh với người cha đã khuất

19/02/2018 - Cập nhật 05/04/2019

Chia sẻ của Hà Đức Chinh về lời hứa với người cha đã khuất khiến người xem ứa nước mắt....

Đọc thêmDetails
Ông Đinh Công Dự và những bằng sắc cổ của dòng họ truyền lại những lời răn dạy con cháu tôn kính Mẫu khuyển.
Ký sự

Dòng họ căn dặn con cháu không động đũa tới món “mộc tồn”

18/02/2018

Có một dòng họ nhiều đời thờ cúng mộ khuyển, được căn dặn không sát sinh chó và tuyệt đối không...

Đọc thêmDetails
Tải thêm
Bài viết mới
Người dân thị xã Phú Thọ cuồng nhiệt cổ vũ U23 Việt Nam

Người dân thị xã Phú Thọ cuồng nhiệt cổ vũ U23 Việt Nam

Tiền đạo Hà Đức Chinh

Trong tương lai Hà Đức Chinh có thể giành Quả bóng Vàng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ
Quán ăn ngon

Địa chỉ bán bánh tai ngon nhất tại thị xã Phú Thọ

29/04/2025

Nằm giữa lòng thị xã Phú Thọ – vùng đất giàu truyền thống văn hóa của Đất Tổ Hùng Vương...

Đọc thêmDetails
Rạp chiếu bóng thị xã Phú Thọ

Quê hương trong tim tôi, thị xã Phú Thọ, thị xã cổ kính 122 năm tuổi

25/04/2025
Phòng khám chuyên khoa nhi bác sĩ Loan

Phòng khám uy tín tại thị xã Phú Thọ – Danh bạ địa chỉ hữu ích cho mọi nhà

06/01/2025 - Cập nhật 20/02/2025
Trung tâm tổ chức Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

Top 5 Trung tâm tổ chức Hội nghị, Sự kiện, Tiệc cưới đẹp nhất thị xã Phú Thọ

31/12/2024 - Cập nhật 16/01/2025
Nhà xe Thủy Chính - thị xã Phú Thọ

Nhà xe Thủy Chính – Dịch vụ vận tải và du lịch chuyên nghiệp tại thị xã Phú Thọ

07/08/2024 - Cập nhật 26/08/2024
Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

Kỷ niệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật

09/07/2024
Review Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

Bể bơi nước sạch tại thị xã Phú Thọ

01/06/2024 - Cập nhật 02/06/2024
Cây đa lịch sử làng Mè, Phú Thọ

Thị xã 120 tuổi lâu đời nhất Việt Nam, được coi là ‘phố cổ’ của vùng Đất Tổ

09/05/2024
Thị xã Phú Thọ - Thị xã lâu đời nhất Việt Nam

Thị xã lâu đời nhất Việt Nam sẽ lên thành phố sau vài năm nữa

07/05/2024 - Cập nhật 09/05/2024
Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

Xe ghép Việt Trì Hà Nội giá rẻ được đánh giá tốt nhất

12/04/2024 - Cập nhật 25/04/2024
  • Danh bạ
  • Phòng khám
  • Đời sống
  • Nhật ký
  • Ký sự
  • Sống khỏe
  • Dự báo thời tiết
  • Liên hệ
DMCA.com Protection Status

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ

Không tìm thấy
Xem tất cả
  • Trang chủ
  • Góc Phú Thọ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Du lịch
  • Xe buýt – Xe khách
  • Thư viện
  • Nhật ký

© 2018 - Blog chia sẻ thông tin hữu ích tại thị xã Phú Thọ